10 ĐỨC TÍNH CẦN PHẢI CÓ CỦA CHỦ TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ THÀNH CÔNG

Rate this post

Sau khi khảo sát 100 trung tâm ngoại ngữ lớn nhỏ Hanoi Connection đưa ra 10 điểm sau đây để các chủ trung tâm ngoại ngữ rút kinh nghiệm cho mình.

1. Có tầm nhìn

Khi làm chủ một trung tâm ngoại ngữ, khả năng nhìn nhận thị trường và xây dựng một lộ trình phát triển trung tâm là một điều rất quan trọng, người làm chủ phải đưa ra mục tiêu phát triển khách hàng, nhân sự, doanh thu, dịch vụ một cách chi tiết nhất, nó giống như một kim chỉ nam hay ngọn hải đăng soi đường cho tàu biển trong đêm tối, như vậy con thuyền sẽ cập bến một cách nhanh chóng và an toàn nhất. Nhiều người mở trung tâm thường không có cái nhìn bao quát từ trên cao cũng như không có mục tiêu phát triển cho trung tâm của mình, nên nếu không có tố chất này, thời gian đến mục tiêu sẽ rất lâu.

2. Khả năng chịu trách nhiệm

Trong văn hoá của chúng ta, văn hoá đổ lỗi cho người khác là một văn hoá luôn luôn xuất hiện ở bất kỳ đâu trong cuộc sống, tất cả những sai lầm, những vấn đề gì xảy ra họ đều chọn cách đổ lỗi cho người khác, đây là một vấn nạn mà chính giám đốc trung tâm phải làm gương cho nhân viên của mình. Ở một doanh nghiệp phát triển, khi có một lỗi do cá nhân trong tổ chức gây ra họ luôn chọn cách tất cả mọi người cùng họp bàn và đưa ra phương án khắc phục kịp thời, còn trong những doanh nghiệp hay những tổ chức yếu kém thường xuyên quy trách nhiệm cho cá nhân đó và dẫn đến cá nhân chán nản và thường là nghỉ việc ngay sau đó. Vì vậy việc nhận trách nhiệm về mình để tạo cho tập thể nhân viên cố gắng hơn trong những việc sau đó.

3. Khả năng lắng nghe góp ý

Tư duy làm chủ hay lãnh đạo luôn là tư duy hiện hữu trong mỗi chủ doanh nghiệp hay chủ trung tâm ngoại ngữ. Nên theo tính cách này người lãnh đạo, người làm chủ luôn cho những phương án mình đưa ra hay những hành động của mình mới là đúng nhất mà muốn tất cả mọi người phải theo, tuy nhiên không phải tất cả những chính sách đó đều hoàn toàn đúng đắn. Việc lắng nghe góp ý là điều cần thiết cũng như lắng nghe để nhân viên hay người góp ý cảm thấy được ghi nhận, có vậy họ mới sẵn sàng tin tưởng và đồng hành cùng công ty lâu nhất có thể.

4. Thay đổi và điều chỉnh phù hợp

“Change” Sự thay đổi là điều luôn cần phải có, những người lãnh đạo giỏi luôn cần biết ứng biến với những biến cố xảy ra cũng như rút kinh nghiệm sau một dự án, hay một đầu công việc hoàn thành mà không như ý, hãy ngồi lại, họp bàn và đưa những vấn đề không ổn để nhân viên cũng như cán bộ trong tổ chức cùng nhau xây dựng và thay đổi cho lần sau đó.

5. Cam kết với chất lượng dịch vụ mình mang đến

Luôn có những cam kết bằng văn bản hoặc cam kết bằng hành động để người học cũng như phụ huynh tin tưởng vào sản phẩm mình mang đến. Người làm về giáo dục cần phải tâm huyết như những cố giáo coi học sinh là con em mình, có như vậy chất lượng mới được cải thiện, dịch vụ mới ngày càng nâng cao, có nhiều đơn vị chưa làm đã nản, không chịu thay đổi dịch vụ, không chịu nâng cao chất lượng thì việc kinh doanh sẽ không bao giờ thành.

6. Kiên trì theo đuổi mục tiêu

Hãy đặt ra mục tiêu như, mỗi tháng tăng lên bao nhiêu học viên, mỗi tháng mang gì mới lạ đến cho học viên của mình và phải cố gắng duy trì các lớp học từ đầu cho đến cuối. Việc học bất kỳ môn học nào cũng cần thời gian. Vậy nên việc kiên trì và duy trì cũng là yếu tố không thể thiếu. Trong một lớp học tiếng Anh dành cho sinh viên: Học viên có thể giảm đi từ 10-50% từ buổi đầu cho đến cuối khoá. Nhưng cô giáo hay thầy giáo đứng trên lớp thì không được phép từ bỏ. Nếu giáo viên bỏ dở giữa chừng thì sẽ làm mất niềm tin của những người học đặt niềm tin vào nó.

7. Bao dung và biết tha thứ

Kinh doanh giáo dục cũng là một loại kinh doanh đặc thù, mỗi một ngành kinh doanh có ưu điểm nhược điểm khác nhau. Người có năng lực kinh doanh giáo dục luôn phải là những người có tấm lòng bao dung và biết tha thứ. Trong từ điển cũng như những sách ghi chép của văn hoá Việt Nam: “Công cha, nghĩa mẹ, ơn Thầy” thì người thầy được xếp ngang hàng với cha mẹ, vậy nên để làm được giáo dục người làm chủ trung tâm phải có đức tính này. Có như vậy việc kinh doanh và đào tạo sớm thành công, và những lứa học viên sẽ biết ơn đến những gì mà các cháu đã học được không chỉ là kiến thức còn là văn hoá giáo dục của đơn vị đó.

8. Tạo động lực cho nhân viên của mình

Trung tâm ngoại ngữ cũng như một doanh nghiệp, thậm chí nó còn phức tạp hơn rất nhiều, vậy nên để đi xa được bạn cần phải học những phong cách lãnh đạo, cũng như phong cách quản lý tốt, xây dựng chính sách khen thưởng hợp lý để nhân viên trở nên tâm huyết, giáo viên trở nên nhiệt tình. Có vậy bộ máy mới vận hành trơn tru và khi bộ máy vận hành trơn tru thì mọi kết quả tốt đến với bạn là một lẽ tự nhiên.

9. Tìm kiếm những đối tác tin cậy

“Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau” Vậy nên nếu bạn chỉ muốn kinh doanh giáo dục là ý niệm nhất thời thì bạn hãy quên đi chuyện theo đuổi nó. Bạn cần phải cố gắng và tìm ra những đơn vị uy tín có nhiều năm trong lĩnh vực để bắt tay hợp tác. Cái lợi ích trước mắt mà cả bạn và đối tác của bạn hướng tới đó là tạo ra sự phong phú của sản phẩm, để cung ứng những dịch vụ tốt cho chính học viên của bạn.

10. Nâng cấp và thay đổi dịch vụ liên tục

Kinh doanh giáo dục cũng giống như các dịch vụ khác, khách hàng luôn muốn nhận từ chỗ bạn những dịch vụ mới, những thay đổi mới phù hợp với nhu cầu hiện tại ngoài thị trường, nếu bạn không thay đổi và cải tiến nó thì con thuyền mà bạn đang lèo lái ngày càng tụt hậu và ngày càng chìm khỏi cuộc chơi này.

Chúc các bạn vận hành trung tâm ngoại ngữ của mình thành công! 

 Đăng Ký Tìm Hiểu Chương Trình Nhượng Quyền Trung Tâm Tiếng Anh

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

– Hotline: 1900 63 30 63 hoặc 0973 27 00 88 (Giờ hành chính)

– Website: hanoiconnection.comhocquanlytrungtamngoaingu.com

– Fanpage: Nhượng Quyền Trung Tâm Tiếng Anh Trẻ Em

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *